3 lý do khiên bạn nhất định cần đi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Trong những năm gần đây, khám sức khỏe tiền hôn nhân đang ngày càng phổ biến và giữ một vai trò quan trọng để đảm bảo đời sống vợ chồng hạnh phúc, hòa hợp sau khi kết hôn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp đánh giá sức khỏe tổng quát của các cặp đôi để có thể bước vào cuộc sống hôn nhân với một sức khỏe toàn diện sẵn sàng cho việc sinh đẻ trong tương lai.

1. Thời điểm thích hợp nhất để đi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Giai đoạn tiền hôn nhân được tính bắt đầu từ lúc có khả năng sinh sản tới khi kết hôn. Theo đó, cả trẻ vị thành niên khi đã có khả năng sinh sản cho tới những người trưởng thành chưa kết hôn đều thuộc nhóm đối tượng cần chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Tuy nhiên, trên thực tế các cặp đôi thường chỉ nghĩ tới việc đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kế hoạch kết hôn. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là tối thiểu 3 – 6 tháng trước khi kết hôn để đảm bảo có thể sàng lọc các vấn đề về sức khỏe trước khi tiến tới hôn nhân.

Đối với phụ nữ, khám tổng quát tiền hôn nhân nên được thực hiện sau khi hết kinh 2 ngày. Như vậy khám phụ khoa, kiểm tra viêm nhiễm âm đạo mới có thể cho ra kết quả chính xác nhất.
Còn đối với nam giới, trước khi đi khám 2 – 3 ngày nên kiêng xuất tinh. Nguyên nhân là bởi khi đi khám tổng quát tiền hôn nhân, chắc chắn sẽ phải thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để có thể đánh giá sức khỏe sinh sản. Thực hiện xét nghiệm tinh dịch vào thời điểm này sẽ có thể phản ánh chính xác nhất số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.

2. Tại sao nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

2. 1. Lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có thể bước vào một cuộc sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.
Đối với những người chưa có kinh nghiệm, khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp họ được chuẩn bị kiến thức, tâm lý để tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục. Bên cạnh đó, khám tiền hôn nhân cũng sẽ giúp cho các cặp vợ chồng tránh được những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con trong tương lai.

Đối với những cặp đôi đang muốn có con, khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất bởi khi đi khám các bác sĩ sẽ giúp phát hiện và điều trị những bệnh lý có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

2.2. Những lý do nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Tầm soát các bệnh truyền nhiễm

Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, thực hiện các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm bao gồm viêm gan B, HIV, HCV và những bệnh lây qua đường tình dục. Thông qua kết quả của các xét nghiệm này, bạn có thể phát hiện và hạn chế tối đa khả năng lây bệnh cho bạn đời nếu chẳng may mắc bệnh đồng thời có hướng điều trị bệnh sớm.

Phát hiện kịp thời các bệnh lý về sinh sản

  • Khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn chính là sự chuẩn bị tốt nhất để tạo tiền đề cho sự khỏe mạnh của em bé trong tương lai. Như vậy, nếu phát hiện vấn đề về sinh sản thì các bác sĩ có thể đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời.
  • Ngoài ra, khi đi khám tiền hôn nhân còn là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản của cả hai giới. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, sức khỏe sinh sản là sự hòa hợp của tất cả các phương diện:

          – Sức khỏe thể chất: cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan sinh dục nam, nữ không bị tổn thương và đảm bảo cho việc thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.
          – Sức khỏe tinh thần: cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về sức khỏe sinh sản và tình dục, biết thừa nhận những nhược điểm, không tự ti, sống đoàn kết với mọi người.
          – Sức khỏe xã hội: đảm bảo sự an toàn cho xã hội, có mối quan hệ tốt với cộng đồng.

  • Phát hiện sớm các bệnh lý di truyền có thể lây sang em bé
  • Khi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình và cả hai vợ chồng để từ đó đánh giá gen di truyền bệnh lý có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ trong tương lai hay không.
  • Khám tiền hôn nhân để hiểu rõ về sức khỏe của bản thân và bạn đời chính là cách tốt nhất để phòng tránh những rủi ro: vợ/ chồng vô sinh, mắc bệnh truyền nhiễm, con sinh ra bị dị tật,…

3. Khám sức khỏe tiền hôn hôn bao gồm những danh mục nào?

Thông thường, các gói khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ có sự khác biệt giữa các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các gói khám đều sẽ bao gồm danh mục khám cơ bản như sau:

3.1. Khám sức khỏe tổng quát

Trước khi đi vào khám các danh mục chuyên sâu, các cặp đôi cần thực hiện các bước khám sức khỏe cơ bản như sau:
– Khám nội tổng quát: khám thể lực, khám cơ bản các cơ quan tiêu hóa, thần kinh tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp, hô hấp, thận tiết niệu,…
– Khám tai mũi họng: kiểm tra các bệnh thường gặp như viêm amidan, viêm xoang,…
– Khám răng hàm mặt: kiểm tra các bệnh thường gặp như viêm lợi, cao răng, viêm nha chu,…
– Khám mắt: đo thị lực, kiểm tra các bệnh về mắt.
– Khám da liễu: kiểm tra các bệnh lý da liễu.
– Khám phụ khoa/nam khoa: kiểm tra tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, các bất thường về cơ quan sinh dục.
– Siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

3.2. Những xét nghiệm cần thực hiện tiền hôn nhân

Bên cạnh những danh mục khám tổng quát cơ bản, các cặp đôi cũng cần phải thực hiện một số xét nghiệm nhằm phát hiện những bệnh lý mạn tính, bệnh lý truyền nhiễm, bệnh lý di truyền nguy hiểm hoặc có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân hoặc chức năng sinh sản.

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

Trước hôn nhân, các cặp đôi nên thực hiện các xét nghiệm bệnh có thể lây qua đường tình dục hoặc tiếp xúc gần, cụ thể là: viêm gan B, viêm gan A, giang mai, sùi mào gà,… Trong trường hợp một trong hai người mắc phải thì sẽ cần điều trị ngay đồng thời có những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm sang người còn lại.
Thực hiện những xét nghiệm bệnh truyền nhiễm này không chỉ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả mà còn là cơ sở để cả hai có thể tin tưởng và bước vào hôn nhân hạnh phúc.

Xét nghiệm kiểm tra bệnh lý mạn tính

Ngoài bệnh truyền nhiễm, các bệnh lý mạn tính như bệnh lý về tim mạch hay bệnh tiểu đường ở nữ giới cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như di truyền cho con cái trong tương lai. Chính vì vậy, xét nghiệm sàng lọc những bệnh lý trước hôn nhân là cực kỳ cần thiết. Trong trường hợp người phụ nữ mắc phải các bệnh lý mạn tính thì sẽ cần chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.

Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản

Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn không ngừng tăng lên do các yếu tố như môi trường, bệnh lý hoặc sử dụng thuốc điều trị,… Nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn có thể là do người vợ, người chồng hoặc cả hai.
Thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản sẽ giúp các bác sĩ sớm nhìn ra những bệnh lý hay nguyên nhân nào có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Như vậy, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc điều trị, tăng khả năng điều trị bệnh.
Những xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản cần thiết bao gồm xét nghiệm nội tiết tố nữ, khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng của người phụ nữ, xét nghiệm tinh dịch đồ đối với nam giới.

Xét nghiệm di truyền

Trong trường hợp bố hoặc mẹ hoặc cả hai mang gen bệnh thì tỷ lệ di truyền cho thai nhi có thể lên tới 25 – 50% và gây ra những hệ lụy như thai lưu, trẻ tử vong sau sinh hoặc trẻ chậm phát triển,…Hơn nữa, các bệnh di truyền còn có khả năng gây bệnh liên tiếp ở nhiều thai với ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, phát hiện sẽ sớm giúp các bác sĩ lên kế hoạch sinh, theo dõi và sàng lọc hiệu quả hơn. Theo đó, tỷ lệ trẻ sinh bị dị tật bẩm sinh sẽ thấp hơn, giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Những xét nghiệm di truyền cần thiết bao gồm: nhiễm sắc thể đồ, các xét nghiệm gen tùy từng bệnh lý.

3.3. Tư vấn sức khỏe sinh sản

Bên cạnh các danh mục khám, các cặp đôi còn được tư vấn sức khỏe sinh sản, trang bị các kiến thức kế hoạch hóa gia đình an toàn, phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt; kiến thức về các bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục để phòng tránh; các thói quen tốt, xấu tác động đến sức khỏe sinh sản… Các bác sĩ cũng tư vấn về lịch tiêm chủng, chế độ ăn uống, sinh hoạt trước khi mang thai.

4. Những lưu ý khi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân

– Nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như chứng minh thư hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm,…
– Không ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu ít nhất 6 tiếng.
– Tránh quan hệ tình dục trước khi đi khám 3 ngày.
– Nếu như đang trong kỳ kinh nguyệt thì không nên đi khám tổng quát tiền hôn nhân.
– Uống nhiều nước, nhịn tiểu trước khi tiến hành siêu âm.
– Ưu tiên trang phục thoải mái, tránh đeo quá nhiều phụ kiện.

Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khám sức khỏe hôn nhân.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà là cơ sở uy tín để khám tổng quát tiền hôn nhân.Để đặt lịch khám tại viện, quý khách vui lòng liên hệ số Hotline 0986 822 333 hoặc Tổng đài 1900 8083 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Tin tức liên quan

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?

  • Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

  • Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

  • Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác

  • Chăm sóc khách hàng chu đáo
Đăng ký

Đặt hẹn khám chữa bệnh
Tư vấn bác sĩ: 1900 8083