Bác sĩ giỏi về hô hấp nhi cảnh báo những bệnh hô hấp thường gặp

Theo các bác sĩ giỏi về hô hấp nhi, bệnh hô hấp ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể diễn ra quanh năm, tuy nhiên tần suất xuất hiện nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa. Cùng tìm hiểu một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

1. Những bệnh phổ biến về hô hấp ở trẻ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh lý hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi. Trung bình mỗi trẻ sẽ mắc các bệnh lý hô hấp từ 4 – 6 lần/năm.

Chuyên gia Nhi khoa Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà cho biết, hệ hô hấp ở trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn, việc hít thở nhiều lần trong một phút sẽ tạo điều kiện cho virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, sức đề kháng ở trẻ còn yếu nên rất dễ bị các tác nhân lạ tấn công gây bệnh. 

Triệu chứng chung của hầu hết các bệnh lý đường hô hấp là ho, khó thở, có đờm, đau ngực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể và từng mức độ bệnh mà mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

1.1. Cúm

Cúm là một bệnh lý do virus gây ra. Khi bị bệnh, trẻ thường có triệu chứng sốt cao kéo dài từ 5 – 7 ngày, kèm theo đó là các biểu hiện: đau cơ, mệt mỏi, ho và sổ mũi. Bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và các hội chứng nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Thông thường, trẻ em bị cúm sẽ sốt cao hơn, các triệu chứng đường tiêu hóa cũng nặng hơn người lớn.

Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm bệnh cúm. Tuy nhiên, đã có vaccine giúp phòng ngừa một số chủng cúm phổ biến, cũng như giảm thiểu các triệu chứng nếu trẻ mắc bệnh. Chính vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng ngay khi trẻ trên 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mỗi năm để phòng ngừa các chủng gây bệnh mới trong mùa cúm kế tiếp.

1.2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay còn được biết đến với tên gọi bệnh cảm lạnh, là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, phần lớn trẻ sẽ bị cảm lạnh khoảng 6 – 8 lần/năm với các biểu hiện đau họng, sổ mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu, đau nhức cơ thể… Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ít nghiêm trọng hơn cúm và nguy cơ dẫn đến viêm phổi thứ phát thấp hơn.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên không nghiêm trọng, trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước để nhanh khỏe hơn. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý không nên sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

1.3. Hen suyễn 

Hen suyễn là bệnh lý ở phổi có nguy cơ tiến triển nặng nếu bố mẹ chủ quan, không điều trị cho trẻ từ sớm. Trẻ bị hen suyễn sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm ho, tức ngực, nặng ngực, thở gấp, thở khò khè, thở rít hoặc khó thở… Khi hít phải bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng… trẻ có thể lên cơn hen suyễn.

Trẻ em bị hen suyễn có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hen suyễn đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân khiến trẻ dưới 15 tuổi phải nhập viện điều trị. Chính vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời ngay khi có những dấu hiệu như ho nhiều, hụt hơi, thở rít, thở khò khè hoặc bị viêm phế quản.

1.4. Viêm xoang

Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang, là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ, xảy ra khi các mô nằm bên trong xoang bị sưng hoặc viêm gây tích tụ dịch trong túi khí sau mắt và mũi, dẫn đến nhiễm trùng. Viêm xoang thường đi kèm với bệnh cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do dị ứng.

Trẻ bị viêm xoang sẽ có các dấu hiệu đau, tức ở vùng mặt, đặc biệt là sau mắt và mũi; cảm thấy khó thở, hụt hơi; ho, sổ mũi, có dịch chảy ở mũi sau gây đau họng, hôi miệng và cảm giác buồn nôn… Thông thường, các triệu chứng này ở trẻ sẽ kéo dài hơn so với ở người lớn. Trong trường hợp viêm xoang nhẹ, bố mẹ có thể dùng bình rửa mũi để rửa xoang, kết hợp mua thuốc không kê đơn nhằm giảm viêm và các triệu chứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé bị viêm xoang kéo dài sẽ cần can thiệp phẫu thuật để làm sạch các khu vực bị tắc nghẽn. Bởi vậy, hãy cho trẻ thăm khám ở cơ sở y tế uy tín và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

1.5. Viêm phế quản

Viêm phế quản là hiện tượng viêm các ống thở lớn trong phổi, thường do virus gây ra, phát triển sau khi trẻ bị cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dấu hiệu nhận biết của viêm phế quản là trẻ ho liên tục trong khoảng 3 – 4 tuần mặc dù cơ thể không còn virus gây bệnh. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau tức ngực, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau họng, thở khò khè… 

Trên thực tế, bố mẹ rất hay nhầm lẫn viêm phế quản với hen suyễn ở trẻ vì các triệu chứng tương tự nhau nhưng mức độ nguy hiểm và cách thức điều trị cho mỗi bệnh là khác nhau. Bởi vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ giỏi về hô hấp nhi thăm khám các triệu chứng, chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

1.6. Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản (Croup) là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh do virus gây ra, gây sưng thanh quản và khí quản khiến không khí không thể vào phổi trơn tru, dẫn đến tạo ra tiếng rít khi trẻ hít thở sâu. Khi mắc viêm thanh khí phế quản, giọng trẻ sẽ có dấu hiệu khàn hơn bình thường.

Để điều trị bệnh, bố mẹ hãy để bé nghỉ ngơi, truyền dịch, dùng các loại thuốc chống viêm không kê đơn, thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen. Ngoài ra, cần chú ý giữ sạch không khí trong nhà giúp trẻ dễ thở hơn, đặc biệt là ban đêm. Khi nhận thấy triệu chứng nặng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ giỏi về hô hấp nhi để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

1.7. Viêm phổi

Là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xảy ra do virus hoặc vi khuẩn như phế cầu khuẩn mắc kẹt trong cơ quan này, sinh sôi nảy nở tạo thành ổ nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang trong một đợt cảm cúm hoặc ho. Khi đó, dịch nhầy tiết ra trong phổi sẽ trở thành một nguồn dinh dưỡng béo bở. Sau vài ngày, virus và vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm.

Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, có thể gây tử vong cao cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi vậy, ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như ho từ vừa đến nặng, ho nặng tiếng, thở nhanh, thở gắng sức, đau tức ngực, nôn, buồn nôn, môi tím tái… bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

1.8. Suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, không đảm bảo các chức năng trao đổi khí dẫn đến thiếu O2 máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý đường thở, có tổn thương ở phổi hoặc bệnh lý ở não, thần kinh và cơ, đặc biệt bệnh dễ gặp ở trẻ sinh non. 

Trẻ bị suy hô hấp cấp có những biểu hiện như khó thở, có tiếng thở rên, thở khò khè, thở chậm hoặc có lúc ngưng thở; nhịp tim nhanh; huyết áp tăng ở giai đoạn đầu rồi giảm dần; ngưng tim…

2. Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Trẻ mắc các bệnh về hô hấp, khi nào cần đi khám? Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia Nhi khoa Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà:

– Nếu trẻ chỉ hơi sốt, vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường, bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ cho bé. Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo cân nặng và hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu trẻ chỉ bị ho nhẹ cha mẹ cần dùng các loại thuốc ho thảo dược hoặc dùng mật ong hấp với chanh, quất, lá hẹ, lá hồng bạch… Khi trẻ bị sổ mũi nhẹ, nước mũi trong, cha mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần cho trẻ và theo dõi. Trong thời gian này các bậc cha mẹ cần tăng cường cho trẻ uống thêm nước. Nếu sau 2 ngày áp dụng các biện pháp nêu trên mà không thấy trẻ đỡ cần đưa trẻ đi khám ngay.

– Đối với các bệnh lý đường hô hấp cần theo dõi nhịp thở của trẻ. Cách đơn giản nhất là theo dõi nhịp thở của trẻ trong trạng thái nằm yên. Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút; từ 2– 12 tháng tuổi nhịp thở nhanh trên 50 lần/phút; trên 1 tuổi nhịp thở nhanh trên 40 lần/phút… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường như trẻ tự nhiên bỏ bú, quấy khóc, sốt, ho, chảy nước mũi… cần đưa đi khám ngay. Tuyệt đối không để trẻ ở nhà tự chữa bệnh cho con rất nguy hiểm vì trẻ dưới 2 tháng tuổi vẫn còn kháng thể của mẹ truyền cho nên trong thời gian này trẻ rất ít khi ốm. Nếu trẻ ốm tức là có bất thường bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa ngay để tìm nguyên nhân và chữa trị.

3. Bác sĩ giỏi về hô hấp nhi 

Hoạt động với phương châm “Chăm bé tận tâm, ươm mầm sức khỏe”, Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà đang dần trở thành một trong những địa chỉ thăm khám sức khỏe về các bệnh lý hô hấp cho trẻ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng.

Thăm khám tại Bắc Hà, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ giỏi về hô hấp nhi. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà cũng đã ký kết hợp tác chuyên môn với Bệnh viện Nhi TW, do đó chúng tôi luôn sẵn sàng về mọi mặt trong hoạt động thăm khám, điều trị, mang đến sự an tâm cho mọi gia đình.

Để đặt lịch thăm khám với bác sĩ giỏi về hô hấp nhi tại Bắc Hà, bố mẹ vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.8083 hoặc Hotline 0986.822.333 để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin tức liên quan

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?

  • Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

  • Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

  • Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác

  • Chăm sóc khách hàng chu đáo
Đăng ký

Đặt hẹn khám chữa bệnh
Tư vấn bác sĩ: 1900 8083