Bé bị sâu răng cửa phải làm sao?

Bé bị sâu răng cửa phải làm sao? Đây là nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh bởi tình trạng sâu răng cửa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Trong bài viết ngày hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà sẽ thông tin đến người đọc những kiến thức khoa học về vấn đề này.

NGUYÊN NHÂN SÂU RĂNG Ở TRẺ NHỎ

Dỗ dành trẻ hay ru ngủ trẻ với bình sữa hay nước ngọt cũng khiến trẻ bị sâu răng

Sâu răng được xem là một bệnh nhiễm khuẩn, lây nhiễm và là một bệnh đa yếu tố, với ba yếu tố chính là: vi khuẩn trong mảng bám răng, chế độ ăn có nhiều đường và cấu trúc răng dễ bị ảnh hưởng.

Các yếu tố này tương tác với nhau trong một thời gian nhất định sẽ gây ra sự mất cân bằng trong quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa xảy ra ở giao diện của bề mặt răng và màng sinh học. Dựa trên khái niệm này, sâu răng xảy ra là do sự khử khoáng mô răng, hậu quả của nhiễm trùng răng do vi khuẩn sinh acid; điều này còn phụ thuộc vào sự tiếp xúc thường xuyên của các carbohydrate lên men răng và chịu ảnh hưởng của nước bọt, fluor và các nguyên tố vi lượng khác.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ sinh học, tâm lý xã hội, và hành vi cũng có vai trò hỗ trợ cho các yếu tố gây sâu răng. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã xác định rõ nguyên nhân của SRTN hay SRTN-TT là do người nuôi dưỡng hay dỗ dành trẻ hay ru ngủ trẻ với bình sữa hay nước ngọt và tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian ngủ của trẻ. Điều này đã gây thuận lợi cho các yếu tố sinh sâu răng và tăng nguy cơ sâu răng ở những trẻ này.

BÉ BỊ SÂU RĂNG CỬA PHẢI LÀM SAO?

Dùng kem đánh răng chứa fluoride để thúc đẩy quá trình tái khoáng và tăng độ chắc khỏe cho răng

Để tránh phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xay ra, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nha khoa để xem xét mức độ tổn thương của răng nhằm đề xuất biện pháp điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khoa học. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát bề mặt răng và đề nghị chụp X-Quang để đánh giá tình trạng tổn thương. Sau đó dựa vào kết quả chẩn đoán, bé có thể được chỉ định các biện pháp sau:

– Kem đánh răng chứa fluoride: Nếu sâu răng ở trẻ có mức độ nhẹ, bạn có thể cho trẻ dùng kem đánh răng chứa fluoride để thúc đẩy quá trình tái khoáng và tăng độ chắc khỏe cho răng

– Thuốc bôi chứa kháng sinh: Ngoài ra, nha sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa kháng sinh để ức chế vi khuẩn và làm chậm quá trình hủy khoáng. Loại thuốc này được sử dụng bằng cách chấm trực tiếp lên phần răng bị sâu và hư hại

– Trám răng: Nếu sâu răng cửa ở bé 3 tuổi gây lỗ hổng và làm biến dạng răng, nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần răng sâu và hàn trám bằng vật liệu nhân tạo. Biện pháp này giúp điều trị sâu răng dứt điểm, phục hồi hình dáng và chức năng của răng

– Nhổ răng: Với những trường hợp sâu răng gây hư hại và biến dạng răng nghiêm trọng, bác sĩ có thể nhổ răng để tránh gây thương tổn đến mầm răng, mô nướu và các răng khác. Trẻ sau khi nhổ răng vẫn có khả năng mọc răng trưởng thành như bình thường.

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA VIỆC SÂU RĂNG Ở TRẺ CÓ THỂ XẢY RA

Sâu răng khiến trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện

Sâu răng ở trẻ nhỏ là một tình trạng cấp tính, bệnh phát triển rất nhanh, xuất hiện bắt đầu ở một phần ba cổ răng cửa sữa hàm trên, và cuối cùng là phá hủy hoàn toàn thân răng này. Khởi phát sớm và tiến triển lâm sàng lan rộng nhanh ở các răng của trẻ. Vì vậy, sâu răng cửa ở trẻ nhỏ là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm tình trạng sâu răng sẽ nặng hơn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn có thể là phải nhập viện, điều trị dưới gây mê, từ đó dẫn đến tăng chi phí điều trị. Hậu quả trước mắt là trẻ bị đau đớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động như ăn, ngủ, nói chuyện và chơi đùa. Những đứa trẻ có sâu răng ở bộ răng sữa sớm trong cuộc đời thì có nguy cơ phát triển thêm các tổn thương sâu răng ở răng vĩnh viễn sau này.

Có bằng chứng mạnh mẽ là sâu răng không được điều trị là yếu tố bệnh căn quan trọng đối với viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Rất khó để loại bỏ các màng sinh học từ bề mặt răng thô nhám hay có các lỗ sâu, do đó vi khuẩn nhanh chóng phát triển về số lượng và sau đó hình thành quần thể vi khuẩn. Ở bộ răng sữa, khi khử khoáng tiến từ bên ngoài lớp men răng đến lớp ngà răng có thành phần hữu cơ cao hơn, thì sâu răng tiến triển nhanh chóng, và ở giai đoạn này cần phải phục hồi nha khoa.

Nếu phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi: “Bé bị sâu răng cửa phải làm sao?” vui lòng liên hệ theo địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà Hotline: 0986 822 333 hoặc Tổng đài 1900 8083 để được các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tin tức liên quan

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?

  • Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

  • Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

  • Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác

  • Chăm sóc khách hàng chu đáo
Đăng ký

Đặt hẹn khám chữa bệnh
Tư vấn bác sĩ: 1900 8083