Bệnh lỵ ở trẻ em: triệu chứng và lưu ý khi chăm sóc tại nhà
Bệnh lỵ ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường ruột dễ gặp nhất ở các bé, gây ra các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,… khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Hãy cùng Bắc Hà tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh cũng như phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách.
1. Nguyên nhân gây bệnh lỵ ở trẻ nhỏ
Bệnh lỵ hay kiết lỵ là một trong những tình trạng tương đối phổ biến, có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi là nhóm tuổi dễ mắc bệnh lý này nhất. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn những đối tượng khác.
Bên cạnh đó, do khả năng tự ý thức về vấn đề vệ sinh còn hạn chế, trẻ nhỏ cũng dễ tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh khi chơi đùa cùng thú cưng trong gia đình hay thói quen ngậm ngón tay, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua ống tiêu hóa. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bệnh được chia thành các dạng:
- Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigellosis: Loại vi khuẩn này dễ dàng lây lan thông qua các những thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc môi trường vệ sinh kém, sau đó lây lan và phát triển.
- Bệnh kiết lỵ do Amip: Dạng bệnh lý này gây ra bởi ký sinh trùng Entamoeba histolytica, cũng thường xảy ra ở những nơi thiếu vệ sinh, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn thực phẩm, nước uống và truyền sang người khác do khả năng tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể.
2. Nguy cơ biến chứng của bệnh lỵ
Tuy ít để lại biến chứng nhưng bệnh lỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, cụ thể:
- Mất nước: Tình trạng tiêu chảy và nôn mửa kéo dài khiến trẻ bị mất nước nhanh chóng, có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc có thể trạng yếu.
- Áp xe gan: Trong trường hợp trẻ bị kiết lỵ do Amip, ký sinh trùng Entamoeba histolytica có thể lây lan đến gan và hình thành ổ áp xe.
- Hội chứng huyết tán tăng ure máu (Hemolytic uremic syndrome): Bên cạnh tình trạng tiêu chảy, lỵ trực trùng Shigella dysenteriae có thể ngắn các tế bào hồng cầu di chuyển vào thận, dẫn đến thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận.
- Viêm khớp sau nhiễm trùng: Vi khuẩn lây truyền vào máu và xâm nhập vào nội khớp, gây ra tình trạng sưng tấy và đau khớp.
3. Theo dõi triệu chứng của bệnh lỵ
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, yếu tố môi trường và tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ có những biểu hiện như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, cảm thấy rát và mót rặn thường xuyên. Cụ thể:
- Trẻ thường phải đi tiêu nhiều lần trong ngày, thường không có phân hoặc ít phân, kèm theo cảm giác đau rát hậu môn và mót rặn.
- Phân ở dạng lỏng có kèm theo chất nhầy niêm dịch. Trong một số trường hợp, phân có thể lẫn máu tươi hoặc trẻ chỉ đi ngoài máu và niêm dịch mà không có phân.
- Trẻ cảm thấy đau bụng âm ỉ và lan tỏa dọc theo khung đại tràng. Cơn đau kéo dài, có thể gây đau nhói ở vùng đại tràng, trực tràng và sigma (phần cuối cùng của đại tràng nối với trực tràng).
- Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Sốt nhẹ, nôn mửa, tắc ruột,… Một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao, ngủ li bì, mê man,…
4. Hướng dẫn chăm trẻ mắc bệnh lỵ
Ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện những triệu chứng của bệnh lỵ, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị hiệu quả. Ba mẹ không nên tự ý điều trị bằng thuốc hay các biện pháp dân gian và bỏ qua những chỉ định từ bác sĩ.
Trong quá trình điều trị, ba mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để sức khỏe của con nhanh chóng hồi phục:
- Lựa chọn những món ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, rau củ quả luộc, hạn chế sử dụng gia vị cay nóng như tiêu, ớt,… hoặc quá nhiều muối để tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn suy yếu của trẻ.
- Bổ sung nước, điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol để tránh tình trạng mất nước. Lưu ý: Oresol cần được pha với nước theo đúng theo tỷ lệ được hướng dẫn để tránh gây kích ứng đường ruột cũng như những nguy cơ khác đối với sức khỏe của trẻ.
- Thêm hoa quả tươi, nước ép vào thực đơn hàng ngày của trẻ, tránh lạm dụng những loại trái cây giàu tính axit như cam, chanh, ổi,…
- Thực hiện những biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lỵ bằng cách: cả ba mẹ và bé cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cũng như tuân thủ nguyên tắc “ăn chín – uống sôi” để sức đề kháng của trẻ nhanh chóng khôi phục.
Điều trị hiệu quả bệnh lỵ cùng đội ngũ chuyên gia Nhi khoa tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà:
- Bác sĩ CKI. Trần Thị Hoa, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà, từng có hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Nhi TW sẽ trực tiếp khám và đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhi
- Đội ngũ chuyên gia – bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm từ Bệnh viện Nhi TW trực tiếp thăm khám và điều trị ngoài giờ từ 17h00’ – 21h00’
- Đội ngũ điều dưỡng nhiệt tình, tận tâm chăm sóc trẻ
- Quy trình thăm khám đơn giản, nhanh gọn, chuyên nghiệp
- Bữa ăn lưu viện bổ sung đầy đủ dưỡng chất được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng
- Hạn chế sử dụng kháng sinh trong điều trị
- Tiết kiệm chi phí, giảm trừ Bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh.
Đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh lỵ chính xác, hiệu quả cùng đội ngũ chuyên gia tại Bắc Hà ngay hôm nay!
- Hotline: 1900.8083
- Facebook: m.me/benhvienbacha
- Zalo: Zalo.me/benhviendkqtbacha
Tin tức liên quan
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?
Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo