BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT CÓ NÊN CẠO GIÓ KHÔNG?
Theo các phương pháp cổ xưa được truyền lại, khi người bệnh bị cảm lạnh, nhức mỏi cơ thể, sốt thường sẽ áp dụng những liệu pháp đông y như cạo gió, xông hơi với mục đích làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết quan tâm “Sốt xuất huyết có nên cạo gió?”. Câu trả lời sẽ được Bắc Hà giải đáp trong bài viết dưới đây!
Bệnh nhân sốt xuất huyết có nên cạo gió?
Tổng quan về sốt xuất huyết & phương pháp cạo gió
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes aegypti và phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các đợt dịch nghiêm trọng diễn ra hàng năm với số lượng người mắc bệnh lớn và nguy cơ tử vong cao.
Virus Dengue có bốn type huyết thanh (DENV-1, DENV-2, DENV-3, DENV-4). Một người có thể bị nhiễm nhiều tuýp virus khác nhau trong đời nhưng việc nhiễm nhiều lần làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và gây nguy hiểm.
Cạo gió là gì?
Theo Y học cổ truyền, khi cơ thể trúng gió độc sẽ xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, sốt, buồn nôn… Để khắc phục các triệu chứng này, bệnh nhân cần được cạo gió (hay còn gọi là đánh gió).
Cạo gió là kỹ thuật sử dụng các vật có bờ, cạnh hình cung tròn, nhẵn nhụi (thìa nhôm, miệng chén, nhẫn bạc,…) kết hợp với các loại dầu gió, rượu thuốc, nước,… để tác động lên da, cân cơ, kinh lạc của cơ thể với một lực thích hợp.
Nhờ cạo gió, khí huyết lưu thông, đẩy lùi khí độc giúp giảm triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra cạo gió có tác dụng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Phương pháp này có tác động đến da giúp cơ thể bài tiết và lưu thông mạch máu với cảm thông thường. Tuy nhiên sốt xuất huyết hoàn toàn trái ngược với cảm sốt thông thường, vì vậy có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như:
Cạo gió làm tăng nguy cơ xuất huyết
Người mắc sốt xuất huyết dẫn đến tổn thương hành mạch và giảm tiểu cầu trong máu. Vì vậy, việc cạo gió đối với các bệnh nhân này sẽ khiến các thành mạch bị vỡ và giảm tiểu cầu khiến người bệnh tăng nguy cơ xuất huyết dưới da hay thậm chí dẫn đến tử vong.
Cạo gió làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân
Cạo gió gây ra những tổn thương cho cơ thể
Nếu thực hiện đúng cách, phương pháp này sẽ tạo ra những xung động thần kinh truyền đến hệ thống trung khu thần kinh gây hưng phấn và kích thích mạch máu giãn nở để tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu.
Trái lại, khi thực hiện sai cách, cạo gió có thể gây ra các tổn thương có thể kể đến như:
- Tổn thương, bầm tím da: khi lực cạo quá mạnh lên vùng niêm mạc da sẽ làm tổn thương lớp biểu bì, thậm chí là các mô bên dưới, gây bầm dập, rướm máu, gây xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạo gió.
- Gây phản ứng phụ: một số người có thể bị dị ứng hoặc phản ứng phụ với dầu hoặc rượu được sử dụng trong quá trình cạo gió.
Cạo gió làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Khi cạo gió, các dụng cụ nếu không được vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh. Tình huống này nguy hiểm với những người trên da có vết xước, vết thương hở, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý nhiễm trùng da.
Dựa vào những nguy hiểm nêu trên, các bác sĩ, chuyên gia đưa đến kết luận: Người bệnh sốt xuất huyết không được cạo gió.
Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết cần được phát hiện và chăm sóc từ sớm thì sẽ giảm những ảnh hưởng cũng như biến chứng về sau. Hiện nay chưa có vắc xin điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Chăm sóc đúng cách giúp bệnh nhân chóng bình phục
Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc giúp người bệnh mau phục hồi:
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ sung nước bằng cách uống oresol hay nước trái cây. Lượng nước cần uống cho mỗi ngày sẽ dựa vào độ tuổi cũng như nhu cầu của bệnh nhân. Thông thường là 1,5 2 lít cho người lớn.
– Sử dụng paracetamol để hạ sốt và giảm đau cho bệnh nhân với liều theo kê đơn
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và tình trạng người bệnh
– Khi có dấu hiệu bất thường cần đưa người bệnh đến thăm khám với bác sĩ
– Tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp điều trị dân gian chưa được kiểm chứng.
Việc chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cần tuân thủ các nguyên tắc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục của bệnh nhân thuận lợi và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp cho độc giả về vấn đề “Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?”.
Nhìn chung, trong trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, việc áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió không những không có cơ sở khoa học mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, bệnh nhân cần được chăm sóc theo hướng dẫn y khoa.
Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Quý khách hàng có thể theo dõi thêm thông tin qua Fanpage Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà.
Tin tức liên quan
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?
Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo