Danh mục khám định kỳ cho trẻ sơ sinh gồm những gì?
Giống như tiêm phòng, khám định kỳ cho trẻ sơ sinh là việc làm quan trọng để đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ. Bên cạnh đó, khám trẻ sơ sinh cũng giúp phát hiện ra các bệnh lý bẩm sinh để kịp thời can thiệp điều trị.
1. Khi nào trẻ sơ sinh cần đi khám
Trẻ sơ vẫn còn quá non nớt và nhiều cơ quan chưa phát triển toàn diện nên hệ miễn dịch yếu. Bởi vậy, khi dịch bệnh bùng phát hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trưởng thành.
Trên thực tế bố mẹ chỉ đưa trẻ đi khám khi nhận thấy dấu hiệu bất thường mà quên mất rằng thăm khám định kỳ ngay cả khi trẻ không có bệnh cũng rất quan trọng. Từ khi sơ sinh tới tuổi thiếu niên trẻ cần được kiểm tra thể chất và tinh thần định kỳ.
Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn và nếu phát hiện dấu hiệu bất thường sẽ kịp thời điều trị. Khám định kỳ cũng là một cách để kiểm tra và đảm bảo trẻ đạt được những cột mốc tăng trưởng quan trọng.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, lịch khám trẻ sơ sinh định kỳ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Thông thường, các bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau sinh vào lúc trẻ được 2 tuần tuổi. Sau đó, những lần tái khám tiếp theo sẽ lần lượt vào thời điểm bé được 4, 6, 9, 12, 15 và 18 tháng.
2. Lợi ích của khám định kỳ cho trẻ sơ sinh
2.1. Theo dõi được sự phát triển của bé
Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi có con nhỏ. Khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp bố mẹ hiểu được con mình có đang phát triển đúng tiêu chuẩn độ tuổi hay không, bé có bị suy dinh dưỡng hay thừa cân không? Hơn nữa, khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em cũng giúp đánh giá toàn diện về thể chất lẫn sự phát triển tư duy, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
2.2. Giúp tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ
Khi đưa trẻ sơ sinh đi khám sức khỏe, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về vấn đề tiêm phòng, các mũi tiêm và thời gian tiêm cụ thể, tránh tình trạng quên lịch, bỏ lỡ thời điểm vàng trong tiêm vaccine cho trẻ. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé phòng ngừa những bệnh nguy hiểm, dễ truyền nhiễm.
2.3. Tầm soát bệnh tật
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường thì hãy ngay lập tức đưa đi khám sức khỏe tổng quát. Như vậy sẽ sớm nhận biết những bệnh bẩm sinh, di truyền như động kinh, tim bẩm sinh,…
2.4 Giải đáp mối lo ngại của bố mẹ
Thông qua kết quả khám tổng quát cho trẻ em, bác sĩ sẽ trao đổi, giải đáp để phụ huynh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bé, từ đó đưa ra giải pháp cũng như lời khuyên phù hợp.
3. Danh mục khám định kỳ cho trẻ sơ sinh
3.1. Cân và đo
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện cân, đo chiều dài và chu vi vòng đầu của trẻ để từ đó ghi nhận trên biểu đồ tăng trưởng.
Biểu đồ tăng trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ bố mẹ trong việc so sánh sự phát triển của trẻ với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Theo lời khuyên của bác sĩ, giá trị đường bách phân vị (là con số cho thấy trẻ nặng hơn hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng lứa tuổi và giới tính) mà trẻ đạt được trên biểu đồ không thực sự quan trọng, miễn là tốc độ phát triển của trẻ có xu hướng gia tăng ổn định từ lần khám này đến lần khám tiếp theo.
3.2. Thực hiện một vài thăm khám lâm sàng
– Tim và phổi: Bác sĩ sử dụng ống nghe để lắng nghe và phát hiện bất kỳ nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề liên quan đến hô hấp.
– Mắt: Kiểm tra các dấu hiệu bất thường gợi ý các bệnh lý bẩm sinh về mắt và các vấn đề khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các ống tuyến lệ, sự tiết và lưu thông nước mắt.
– Tai: Tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và quan sát cách bé phản ứng với âm thanh.
– Miệng: Các dấu hiệu gợi ý tình trạng nhiễm trùng như tưa miệng – một bệnh nhiễm trùng nấm miệng, và các bất thường về lưỡi, nướu, niêm mạc má và họng.
– Đầu: Bên cạnh việc đo chu vi vòng đầu của trẻ, bác sĩ còn kiểm tra các điểm mềm và hình dạng đầu của trẻ. Một số trẻ có thể có dấu hiệu đầu lép do nằm lâu ở một tư thế ngửa.
– Toàn thân: Phản xạ và trương lực cơ (trạng thái co cơ thường xuyên dưới sự chi phối và điều chỉnh của vòng cung phản xạ, hệ tháp, hệ ngoại tháp, tiểu não, tiền đình) của trẻ là những yếu tố cần kiểm tra khi khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh một tháng tuổi. Ngoài ra, khi thăm khám toàn thân, bác sĩ cũng kết hợp kiểm tra đồng thời tình trạng da của bé để tìm vàng da, phát ban và các vết bớt bẩm sinh nếu có.
– Bụng: Quan sát kỹ để đảm bảo cuống rốn đã rụng hoàn toàn và rốn đang lành. Ấn nhẹ vào thành bụng để kiểm tra sự hiện diện của các khối thoát vị hoặc bất kỳ cơ quan nào bị tăng kích thước một cách bất thường.
– Bộ phận sinh dục: Mở tã cho bé và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở các cơ quan sinh dục ngoài và hệ tiết niệu.
– Hông và chân: Bác sĩ sẽ di chuyển hai chân của bé xung quanh khớp hông để tìm các dấu hiệu bất thường.
3.3. Tiêm phòng
Như đã nói ở trên, thăm khám trẻ sơ sinh định kỳ sẽ giúp bố mẹ không bỏ qua mũi tiêm quan trọng của con. Phụ thuộc và tình hình sức khỏe cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ tư vấn bố mẹ nên cho con tiêm phòng những loại bệnh nào.
Ví dụ: Hầu hết các trẻ sơ sinh được tiêm mũi vắc – xin viêm gan B đầu tiên trong 24 giờ đầu sau sinh, mũi thứ hai lúc khám sức khỏe 1 hoặc 2 tháng, và mũi thứ ba được tiêm vào khoảng từ 6 đến 18 tháng.
3.4. Tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bố mẹ
Khi đưa trẻ đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ giúp bố mẹ giải quyết bất kỳ mối quan tâm đáng chú ý nào về sức khỏe của trẻ hoặc cách chăm sóc trẻ đúng đắn. Bác sĩ cũng sẵn sàng hỏi bố mẹ một số câu hỏi để giúp bố mẹ hiểu được những gì là bình thường ở độ tuổi này.
4. Bố mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ sơ sinh đi khám
Khi đưa trẻ đi khám định kỳ, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Chọn địa chỉ uy tín, có đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.
– Nên đặt lịch trước để không phải chờ đợi, thuận tiện cho cả bố mẹ và bé.
– Thông báo với nhân viên y tế các thông tin như tiền sử bệnh của gia đình, tiền sử bệnh của bé, các loại thuốc bé đang dùng,…
– Chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần tư vấn từ bác sĩ, đừng e dè mà hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ, vừa để giải đáp thắc mắc cho bố mẹ vừa là thông tin quan trọng để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh.
5. Khám trẻ sơ sinh ở đâu?
Nếu bố mẹ vẫn còn băn khoăn không biết nên cho trẻ thăm khám ở đâu thì chúng tôi xin gợi ý địa chỉ y tế được đánh giá cao về cả chất lượng và dịch vụ – Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà:
– Xây dựng theo mô hình khách sạn bệnh viện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ tối đa cho quá trình thăm khám và điều trị
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa có chuyên môn cao, nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến Trung Ương.
– Đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, hết lòng với công việc và tận tâm với khách hàng.
– Liên tục học hỏi và cập nhật những kiến thức y tế mới nhất thông qua những chương trình đào tạo và hợp tác chuyên môn.
Liên hệ với Bắc Hà qua Hotline 098682233 hoặc Tổng đài 19008083 để đặt lịch thăm khám định kỳ cho trẻ sơ sinh nhanh nhất.
Tin tức liên quan
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?
Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo