Khám bảo hiểm y tế vượt tuyến được hưởng mức hỗ trợ như thế nào?
Không phải lúc nào người tham gia bảo hiểm y tế cũng có thể khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Vậy khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến sẽ được hưởng mức hỗ trợ như thế nào và thủ tục bao gồm những gì?
Hưởng Bảo hiểm y tế vượt tuyến như thế nào?
Khám bảo hiểm y tế vượt tuyến gồm 2 trường hợp tự khám chữa bệnh vượt tuyến và chuyển tuyến điều trị theo chỉ định.
Hiểu đúng về khái niệm Bảo hiểm Y tế vượt tuyến
Khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế vượt tuyến là trường hợp bệnh nhân đi KCB tại những cơ sở KCB là tuyến trên của cơ sở KCB đăng ký ban đầu. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên thường có kỹ thuật máy móc và thiết bị khám chữa bệnh tốt hơn.
Ví dụ: Nơi đăng ký KCB ban đầu được ghi trên thẻ BHYT là bệnh viện thuộc tuyến huyện, nhưng thực tế chủ thẻ lại đến khám ở bệnh viện thuộc tuyến tỉnh.
Mức hưởng Bảo hiểm Y tế khi khám bệnh vượt tuyến
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám bệnh vượt tuyến được chia thành hai trường hợp gồm người khám tự vượt tuyến và cơ sở KCB đăng ký chỉ định chuyển lên tuyến trên.
Trường hợp tự khám vượt tuyến
Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bị bệnh đã tự đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không đi khám tại bệnh viện tuyến huyện (nơi đăng ký KCB ban đầu). Tại bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân sẽ có nhiều điều kiện hơn để chăm sóc sức khỏe tốt hơn với các bác sĩ đầu ngành hay máy móc kỹ thuật hiện đại.
Căn cứ Điểm 15, Điều 17 của Luật Bảo hiểm Y tế, trường hợp chủ thẻ BHYT đi khám chữa bệnh vượt tuyến (không đúng tuyến) mức hưởng BHYT được tính dựa trên mức hưởng như khi khám chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ như sau:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương: mức hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú.
– Tại bệnh là bệnh viện tuyến tỉnh: mức hưởng từ 1/1/2021 là 100% chi phí điều trị nội trú (trước đó là 60%).
– Tại bệnh viện tuyến huyện: mức hưởng là 100%, nội dung này được quy định và áp dụng từ năm 2016.
Sử dụng bảo hiểm y tế vượt tuyến vẫn được hưởng quyền lợi theo quy định
Trường hợp chuyển tuyến điều trị
Trường hợp này được áp dụng khi người khám, chữa bệnh đã đến và thực hiện khám, điều trị ở đúng nơi mà mình đã đăng ký trên thẻ. Nhưng do dịch vụ, kỹ thuật, khả năng chuyên môn không đáp ứng được nên phải điều chuyển lên tuyến trên.
Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh đăng ký không đáp ứng được chuyên môn thì được chuyển tuyến.
Ví dụ: Người tham gia BHYT đã đến khám và chữa bệnh tại cơ sở Y tế tuyến xã. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của người đến khám vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở này. Người bệnh được chuyển lên tuyến huyện. Trường hợp này gọi là được chuyển tuyến khám BHYT.
Mức hưởng BHYT được chuyển tuyến
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế, mức hưởng BHYT trong trường hợp được chuyển tuyến như sau:
Hưởng 100% đối với những người thuộc Điểm a, d, e, g, h và i nằm trong khoản 3 Điều 12 của Luật 46/2014/QH13.
Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí thực tế thấp hơn quy định của Chính phủ.
Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nếu có ít nhất là 5 năm liên tục đóng BHYT và có số tiền chi trả cho chi phí khám chữa bệnh cao hơn 6 tháng lương cơ sở.
Hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh với những đối tượng thuộc Điểm a Khoản 2, Điểm k khoản 3, Điểm a, Khoản 4 nằm trong Điều 12 của Luật 46/2014/QH13.
Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng còn lại, trừ trường hợp tự ý khám trái, vượt tuyến.
Thủ tục hưởng Bảo hiểm Y tế vượt tuyến
Những người khám, chữa bệnh vượt tuyến cần chuẩn bị một số hồ sơ giấy tờ liên quan để gửi lên cơ quan BHXH để đề nghị giải quyết
Hồ sơ hưởng BHYT vượt tuyến
Người khám, chữa bệnh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bản chụp ảnh các giấy tờ: Thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh, bệnh án, sổ khám chữa bệnh. Các giấy tờ này cần mang theo bản gốc để đối chiếu.
Bản gốc hóa đơn thể hiện chi phí khám bệnh và các giấy tờ liên quan.
Trường hợp người tham gia BHYT được chỉ định chuyển tuyến khám, chữa bệnh thì cần có giấy chuyển viện.
Quy trình hưởng Bảo hiểm Y tế vượt tuyến
Sau khi khám chữa bệnh, người tham gia BHYT cần tập hợp các giấy tờ trên và nộp lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú. Bên Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn bổ sung nếu chưa đầy đủ giấy tờ.
Thời gian giải quyết hưởng chế độ BHYT vượt tuyến không quá 40 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho người tham gia BHYT hoặc người đại diện pháp luật được ủy quyền.
KHÁM BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT BẮC HÀ
Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà cũng là 1 trong những bệnh viện đã được thông tuyến bảo hiểm y tế, điều này có nghĩa Bắc Hà chấp nhận thẻ BHYT ở tất cả các tuyến. Khi tới sử dụng dịch vụ y tế tại Bắc Hà, 100% khách hàng sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ở mức cao nhất như tại nơi đăng ký khám ban đầu.
Với trang thiết bị y tế tiên tiến bậc nhất, trực tiếp khám chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo kết quả chính xác, phát hiện kịp thời các bệnh lý, từ đó có phương án điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Không những thế, khi đến với Bắc Hà, khách hàng được đón tiếp và chăm sóc tận tình, niềm nở và chu đáo bởi đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp tư vấn đầy đủ và đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh. Vì những lẽ đó mà Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà trở thành địa chỉ thăm khám của hàng vạn lượt khách hàng mỗi năm.
Hiện tại, Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà đang áp dụng ưu đãi khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vô cùng hấp dẫn, để biết thêm chi tiết quý khách hàng vui lòng xem tại đây.
Tin tức liên quan
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?
Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo