Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm các quốc gia trên thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới bệnh ung thư cổ tử cung và số ca tử vong lên tới 250.000 ca. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung là giải pháp tối ưu giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm, nắm bắt thời điểm vàng trong điều trị, nâng cao tỷ lệ sống cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là tình trạng loạn sản tế bào xuất hiện ở lớp mô lót của cổ tử cung – phần dưới của tử cung (dạ con), phần nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng, cấu thành từ các tế bào ở cổ tử cung. Quá trình hình thành khối u bắt đầu khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lấn át các tế bào thường.
Hiện nay, nhiều người đã tiêm vacxin phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vacxin này chỉ có hiệu quả trong vòng 4 – 6 năm. Thêm vào đó, căn bệnh ác tính này không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn tiền ung thư. Bệnh nhân rất khó phát hiện các tế bào bất thường trong cơ thể nếu không chủ động khám phụ khoa và thực hiện tầm soát ung thư tử cung định kỳ. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã phát triển, xâm lấn các cơ quan ở xung quanh, thậm chí đã di căn xa.
Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công đến 80 – 90%. Khi bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ khỏi là 75%, ở giai đoạn 3 là 30 – 40% và giảm mạnh xuống 15% ở giai đoạn 4.
Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được xem là phương pháp tối ưu nhất để có thể phát hiện những tế bào bị biến đổi bất thường ở cổ tử cung, loại tế bào có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có thể thăm dò những thay đổi của tế bào cổ tử cung cũng như bên trong cơ thể. Các xét nghiệm phổ biến nhất nhằm sàng lọc loại ung thư này là:
- Phương pháp xét nghiệm PAP – Smear (xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung): là một phương pháp xét nghiệm tế bào học, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung để phát hiện có bị nhiễm virus HPV, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung.
- Phương pháp xét nghiệm Thinprep: Đây cũng là một loại xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến từ phương pháp Pap Smear nên có độ chính xác cao hơn nhưng trường hợp âm tính – dương tính giả vẫn có thể xuất hiện.
- Phương pháp HPV DNA: Đây là phương pháp có chi phí cao nhưng mang lại độ chính xác cao nhất, sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự tồn tại của virus HPV trong lớp mô lót của cổ tử cung.
Bao lâu nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Theo các Chuyên gia Ung bướu tại bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà, có 2 mốc phụ nữ cần lưu ý để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, bao gồm:
- Phụ nữ trong độ tuổi 21 – 24: Nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thinprep với tần suất tối thiểu 3 năm/lần.
- Phụ nữ trong độ tuổi 25 – 65: Nên kết hợp Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm/lần
Phụ nữ sau 65 tuổi không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường, đồng thời có 3 kết quả thực hiện xét nghiệm Pap/ HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm qua thì có thể dừng hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, những đối tượng đã cắt toàn bộ cổ tử cung trong quá trình điều trị bệnh u xơ tử cung có thể cân nhắc ngừng sàng lọc dấu ấn ung thư.
Gói tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Bắc Hà
I. Khám chuyên khoa
- Khám phụ khoa: Phát hiện các dấu hiệu bệnh lý phụ khoa và khối u thực thể
II. Xét nghiệm
- Thinprep PAP test: Phát hiện sớm tiền ung thư và ung thư cổ tử cung
- Soi cổ tử cung: Phát hiện viêm nhiễm cổ tử cung, buồng trứng
- Soi tươi dịch âm đạo: Phát hiện viêm nhiễm đường sinh dục
- Xét nghiệm Chlamydia: Phát hiện những trường hợp nhiễm Chlamydia gây bệnh đường tiết niệu sinh dục có thể dẫn tới vô sinh
- TPT TB máu ngoại vi bằng máy đếm tự động (24TS): Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu, suy tuỷ, ung thư máu… sốt do nhiễm trùng, sốt do virus (sốt xuất huyết…) Phân tích được 5 thành phần bạch cầu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, bệnh lý về thận tiết niệu
III. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
- Siêu âm bụng (màu): Phát hiện các bệnh lý bất thường về gan, tụy, thận, lách,…
- Siêu âm tử cung và 2 buồng trứng (qua đường bụng): Phát hiện các bất thường của hệ sinh dục nữ (U xơ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…)
Có thể thấy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung đúng thời điểm đóng vai trò then chốt, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân. Vì vậy, hãy chủ động tầm soát ung thư định kỳ bằng cách liên hệ Hotline 1900.8083 để nhận tư vấn từ các chuyên gia ung bướu hàng đầu tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà nhé!
Tin tức liên quan
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?
Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại
Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ
Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác
Chăm sóc khách hàng chu đáo