Những dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Chuyển dạ là cột mốc quan trọng đối với tất cả mẹ bầu, đánh dấu sự chào đời của bé sau hành trình thai nghén nhiều gian nan. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cảm thấy lo lắng và cần tìm hiểu thông tin về thời gian chuyển dạ và những dấu hiệu sắp sinh con so. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cuộc vượt cạn quan trọng sắp tới.

1. Thời gian chuyển dạ sinh con so

Chuyển dạ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tạo ra những cơn co tử cung để đưa thai nhi, bánh nhau, màng ối và dây rốn ra khỏi tử cung qua đường sinh dục của người mẹ. Thời gian chuyển dạ sinh cũng khác nhau ở từng sản phụ, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc điểm ống sinh dục, lực co bóp của cơn gò, độ mở rộng của cổ tử cung, khung xương chậu, ngôi thai, kích thước đầu thai,…

Thời gian chuyển dạ thường được tính từ khi những dấu hiệu sắp sinh con so xuất hiện cho tới thời khắc bé chào đời. Đối với sản phụ sinh con so, quá trình mở cổ tử cung sẽ diễn ra chậm hơn. Do tầng sinh môn còn rắn chắc, khiến cho việc đưa thai nhi ra ngoài cần tốn nhiều thời gian. Thời gian chuyển dạ sinh con so theo đó cũng kéo dài hơn (trung bình 16 – 24 giờ) so với những lần sinh tiếp theo (trung bình 8 – 16 giờ).

Một lý do khiến thời gian chuyển dạ sinh con so kéo dài hơn chính là tâm lý lo lắng và bỡ ngỡ. Khi những dấu hiệu sắp sinh con so xuất hiện, mẹ bầu lúng túng và chưa biết điều mình nên làm, chưa nắm vững kinh nghiệm thở và rặn sinh nên thời gian lâm bồn sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với các mẹ sinh con rạ. Vậy nên, mẹ bầu nhớ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bình tĩnh và chủ động trong quá sinh con nhé!

2. Những dấu hiệu sắp sinh con so

Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ phổ biến nhất ở những mẹ bầu lần đầu sinh bé. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nhanh chóng gọi cho người thân và di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn.

2.1. Bung nhớt hồng

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so dễ nhận biết nhất. Trong thai kỳ, vị trí nối giữa cổ tử cung và âm đạo hình thành một nút nhầy vững chắc. Tác dụng của nút nhầy chính là bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh hoặc lực cơ học tác động vào buồng ối. Vào thời điểm chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng sẽ khiến nút nhầy này bị bung ra, khiến âm đạo xuất hiện một chất nhầy màu hồng nên được gọi là bung nhớt hồng. Khi mẹ gặp hiện tượng này, thời khắc chuyển dạ đã chính thức bắt đầu.

2.2. Xuất hiện cơn gò tử cung

Đây cũng là một hiện tượng mẹ cần đặc biệt lưu ý so với những dấu hiệu sắp sinh con so khác. Thông thường, những cơn gò tử cung bắt xuất hiện từ những tháng cuối của thai kỳ nhưng không rõ ràng, khiến mẹ cảm thấy cơn co thắt ở vùng bụng khi di chuyển hoặc vận động mạnh. Cảm giác này không rõ ràng, mơ hồ, ít đau đớn, diễn ra trong thời gian ngắn cùng tần suất thấp.

Đến tuần thai thứ 38 – 40, những cơn gò này mới thực sự trở thành một trong những dấu hiệu sắp sinh con so. Chúng xuất hiện nhiều hơn, tần suất và chu kỳ diễn ra tăng dần khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhiều và có cảm giác căng cứng ở vùng bụng, báo hiệu ngày sinh đang tới gần. Kết hợp phương pháp thở và rặn sinh, những cơn gò này sẽ trở thành động lực chính trong quá trình sinh thường, đưa thai nhi ra ngoài cơ thể người mẹ.

Đặc biệt, cơn gò tử cung sẽ tạo cảm giác đau đớn mãnh liệt hơn cho mẹ bầu mang thai lần đầu. Nguyên nhân là bởi tầng sinh môn và cổ tử cung vẫn rất bền chặt. Chỉ khi cơn gò tử cung đạt đủ cường độ và tần suất, cổ tử cung mới có thể mở rộng và đưa thai nhi tống xuất ra ngoài.

2.3. Chảy nước ối

Chảy nước ối hay vỡ ối cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so. Do sự co bóp của cơn gò tử cung, áp lực lên buồng dạ con sẽ không ngừng tăng lên cho đến khi đạt đỉnh điểm. Trong quá trình này, đầu thai sẽ dần dần di chuyển xuống và tạo thành đầu ối. Vị trí đầu ối tiếp giáp với cổ tử cung là nơi mỏng nhất và dễ bị vỡ do áp lực liên tục từ những cơn gò.

Khi màng ối vỡ, nước ối trong buồng dạ con sẽ chảy ra ngoài. Trong một số trường hợp, mẹ bầu sẽ thấy nước ối chảy ra một đợt rồi ngừng, hoặc chỉ chảy rỉ rả. Điều này có thể là do màng ối tự trượt lên nhau hoặc đầu thai nhi đã chặn lại vị trí vỡ ối. Tiếp theo đó, cơn gò tử cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn kèm tần suất dồn dập hơn. Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ đỡ sinh trong thời gian sớm nhất.

2.4. Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Chủ động thăm khám là một trong những cách giúp mẹ chủ động phát hiện những dấu hiệu sắp sinh con so. Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra sự thay đổi của cổ tử cung, sự thành lập của đầu ối thai nhi, sự tiến triển của ngôi thai,…. Khi hội tụ đủ các dấu của quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ báo cho mẹ bầu thời điểm bắt đầu thực hiện rặn sinh để em bé chào đời bình an và thuận lợi nhất.

Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu cần biết để theo dõi chính xác thời điểm chuyển dạ. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi và chuyển đến phòng sinh kịp thời, đảm bảo bé yêu chào đời khỏe mạnh. Mẹ cũng đừng quên theo dõi fanpage Thai sản Bắc Hà để có thêm những kiến thức chăm sóc sau sinh hữu ích nhé!

Tin tức liên quan

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 8083 hoặc 0986 822 333 để được tư vấn chi tiết.
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ?

  • Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế

  • Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi trực tiếp khám

  • Cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hiện đại

  • Chi phí khám hợp lý, chỉ từ 100.000đ

  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác

  • Chăm sóc khách hàng chu đáo
Đăng ký

Đặt hẹn khám chữa bệnh
Tư vấn bác sĩ: 1900 8083